Nông thôn mới của Việt Nam lên bàn họp của Liên Hợp Quốc

Sự kiện có sự tham dự của Tổng Thư ký LHQ Ban Ki- moon và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye cùng nhiều nhà lãnh đạo cấp cao đến từ nhiều nước khác.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh:
Từ năm 2010, Việt Nam đã triển khai Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới với 19 tiêu chí cụ thể, nhằm thúc đẩy phát triển nông thôn, cải thiện điều kiện sống và tăng thu nhập cho nông dân.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự và phát biểu tại hội nghị do UNDP, OECD và Hàn Quốc tổ chức về phát triển nông nghiệp bền vững.
Nông thôn Việt Nam hiện đang chuyển biến mạnh mẽ: 700.000km đường giao thông nông thôn đã được cải tạo hoặc xây mới;
Trên 20.000 phòng học và hàng ngàn nhà văn hoá, trạm y tế, trạm cấp nước sạch, công trình thuỷ lợi được xây dựng ở nông thôn; trên 19.000 mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ tiên tiến, sự liên kết giữa doanh nghiệp-nhà khoa học đã đem lại kết quả tích cực.
Nhờ đó bộ mặt nông thôn Việt Nam đã đổi thay rõ rệt, nhất là về hạ tầng, thu nhập.
Chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam về xây dựng nông thôn mới, Chủ tịch nước nhấn mạnh đến 3 yếu tố: Thứ nhất, sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của toàn xã hội.
Thứ hai, không ai hiểu nông thôn bằng chính những người nông dân sống ở đó, do đó xây dựng nông thôn phải do người dân làm chủ. Chính phủ cần giao quyền tự quyết cho họ.
Thứ ba, việc phát triển nông thôn bền vững đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn. Hỗ trợ từ Nhà nước rất cần thiết song chưa đủ, cần xã hội hóa, đa dạng hóa các nguồn lực và việc sử dụng các nguồn lực phải công khai, minh bạch theo phương châm “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”...
Chủ tịch nước khẳng định: “Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình để cùng nhau phát triển bền vững, thực hiện thành công Chương trình nghị sự 2030 và bảo đảm rằng “không ai bị bỏ lại sau”.
Có thể bạn quan tâm

Câu nói đùa của một bác nông dân tại hội nghị tổng kết dự án LIFSAP ở Hải Dương khiến hội trường được phen cười nghiêng ngả.

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của Bắc Kạn có nhiều chuyển biến tích cực. Ngoài các loại cây trồng truyền thống, tỉnh ta có nhiều chính sách khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều loại cây trồng mới có tính hàng hoá, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác.

Hành là cây trồng chính ở xã Cát Hải (huyện Phù Cát - Bình Định), được cơ cấu sản xuất 3 vụ/năm, gồm vụ Đông Xuân, vụ Hè và vụ Thu Đông, tổng diện tích hàng trăm hec ta. Ở vụ Hè này, toàn xã xuống giống hơn 81 ha hành, thu hoạch bán được giá cao, người trồng hành rất phấn khởi.

Không chỉ được bán ở những nhà hàng, quán ăn đặc sản vùng miền, rau rừng còn được bán kèm với bánh xèo, thịt bò và bắt đầu chen chân vào siêu thị.

Đến thời điểm này, hồ chứa nước Thới Lới ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã xuống đến mực nước “chết”. Còn các giếng nước trên huyện đảo này hầu như bị nhiễm mặn khiến 130 ha hoa màu có khả năng bị hạn…